SALA CASA

Nhóm thiết kế     :   Vương Trung Hữu

                      Võ Đình Huỳnh

                      Trần Huy

Năm thiết kế      :   2021

Năm hoàn thành    :   2022

Địa điểm xây dựng :   19 Nguyễn Lữ, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

 

Nhiếp ảnh         :   Quang Dam

Kết cấu           :   Minh Lam Coltd

Thi công          :   Anh Toản

Thi công gỗ       :   Anh Thạch

Thi công sắt      :   Anh Sơn

Thi công đá mài   :   Anh Thu

Nằm trên khu đất 15mx18m và cách xa trung tâm thành phố ĐN. SALA CASA là một công trình nhà ở kết hợp dịch vụ lưu trú được thiết kế cho nhiều bối cảnh sử dụng khác nhau.

 

BỐI CẢNH VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

Công trình đáp ứng nhiều bối cảnh sử dụng khác nhau

Công trình nằm ở một khu đô thị mới ở quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, cách biệt với không khí tấp nập của một đô thị đang phát triển dù chỉ mất 10’ để di chuyển đến trung tâm, một vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch. Trong những năm gần đây, mô hình nhà ở du lịch đang trở thành một xu hướng được ưa chuộng khi nó vừa mang đến trải nghiệm thư giãn nghỉ dưỡng, vừa hướng đến tính tiện nghi, cảm giác ấm cúng của một ngôi nhà. Chính vì thế, chủ đầu tư đặt đề bài cho chúng tôi tạo ra một công trình vừa có thể sử dụng làm nhà ở cuối tuần, vừa có thể sử dụng để cho thuê. Không những vậy, tận dụng diện tích đất rộng (15x18m) và để tối ưu hoá về bài toán kinh doanh, công trình phải có khả năng tách làm 2 biệt thự nhỏ với đầy đủ chức năng và hệ giao thông riêng biệt, chủ đầu tư có thể linh hoạt phân chia không gian ở - cho thuê tuỳ theo nhu cầu của từng thời điểm. Ngoài ra, công trình phải mang dấu ấn và cá tính riêng để tạo sự khác biệt trong thị trường nhà ở nghỉ dưỡng.

Tận dụng những giá trị bản địa vào trong thiết kế

Chủ đầu tư là người yêu thích lối kiến trúc hiện đại sang trọng mang hơi hướng châu Âu. Tuy nhiên, chúng tôi muốn cố gắng thuyết phục để hướng công trình đến một không gian mang màu sắc bản địa, có tính vùng miền hơn. Điều đó đặt ra một thử thách trong việc tìm kiếm sự kết hợp, giao thoa để có thể cân bằng yếu tố sử dụng và tính văn hoá của công trình. Đồng thời có thể tận dụng đó như một dấu ấn riêng tạo ra sự khác biệt trong thị trường nhà ở nghỉ dưỡng.

Bài toán khí hậu

Đà Nẵng là một nơi có khí hậu mùa mưa và mùa khô tương đối rõ rệt. Khí hậu nóng bức vào mùa hè, chịu ảnh hưởng của gió Lào từ hướng tây nam và mưa bão thường xuyên vào những tháng cuối năm là bài toán mà mọi công trình đều phải chú tâm giải quyết. Công trình có mặt tiền hướng chính Tây, thoáng 4 mặt nhờ khoảng lùi nên vừa là lợi thế để giải quyết khía cạnh thông thoáng, vừa là thách thức trong việc bố trí các khoảng mở tiện nghi, hợp lí, dễ sử dụng cho các không gian sinh hoạt bên trong.

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

Giải pháp hình khối, cân bằng các khoảng đóng mở để tạo ra công trình 2 trong 1.

Công trình được tách thành 2 khối trước sau, tương ứng với 2 biệt thự riêng biệt, các khoảng lùi xung quanh công trình và khoảng hở giữa hai khối nhà được tính toán để mỗi biệt thự có những khoảng sân vườn riêng biệt, những khoảng mở cho các phòng ốc trong khi vẫn đảm bảo tính riêng tư cần thiết.

Trục di chuyển gồm 1 thang máy và 1 thang bộ được bố trí liên kết hai khối trước và sau, có thể sử dụng vách ngăn để chia làm hai trục giao thông riêng trong trường hợp muốn tách bạch sử dụng của 2 biệt thự.

Khoảng sân trong, hàng hiên, khoảng đệm

Để giải quyết vấn đề nắng nóng, gió khô hướng Tây và hạn chế mưa tạt vào mùa mưa, chúng tôi tạo ra nhiều khoảng đệm đi kèm với khoảng mở của không gian sinh hoạt, đưa vàođó hơi ẩm của mặt nước, các mảng xanh thực vật và bóng râm của mái hiên, qua đó điều tiết lại độ ẩm và bức xạ của không khí trong nhà. Ngoài hệ cửa hai lớp hướng tây (cửa lá sách bên ngoài và cửa nhôm kính bên trong) chúng tôi cố gắng bố trí để các phòng ngủ đều có ít nhất hai cửa sổ để có thể tận dụng thông gió tự nhiên khi không sử dụng điều hoà. Các khoảng mở ra bên ngoài được tiết chế lại và tập trung vào những khoảng mở hướng nội nhằm tạo ra các ốc đảo khí hậu và cảnh quan, mang lại không gian nghỉ dưỡng lý tưởng hơn.

Sử dụng vật liệu địa phương  và chi tiết kiến trúc truyền thống

Về mặt hình khối, đường nét kiến trúc và cách bố trí công năng, công trình mang định hướng hình ảnh hiện đại và chú trọng đến sự tiện nghi của không gian sống. Khi đi vào chi tiết, chúng tôi muốn tìm kiếm một hơi thở, một không khí mang tính địa chỉ hơn bằng cách làm việc với vật liệu và chi tiết nội thất.

Những vật liệu truyền thống như đá tự nhiên, gỗ, đá mài, đá tẩy, gạch bông, gạch thủ công công được lựa chọn từ các nguồn tài liệu địa phương và sử dụng với hình thức mới, tinh gọn và đơn giản hơn; điểm vào đó những chi tiết ngẫu hứng như việc đặt những viên gạch soi trên bề mặt đá mài, tạo hình cho những chi tiết đá mài trên tường, đưa những chi tiết gỗ chạm khắc, tiện làm điểm nhấn cho không gian.

Công trình là một sự thử nghiệm khả năng kết hợp của tinh thần kiến trúc đương đại và nét hoài cổ của vật liệu, chi tiết truyền thống; để mỗi không gian có thể lưu giữ trong nó những câu chuyện về quá khứ, về văn hoá, về vùng đất nơi công trình được sinh ra.

----------------------------------------------------------

DESIGN MISSION

The project meets different contexts of use

The project is located in a new urban area in Ngu Hanh Son district, Da Nang City, with only 10 minutes to move to the downtown - a convenient location for the business of tourist accommodation business. The design requirement is that a building can be used as both a vacation home and a rental house.

A large villa on a 15mx18m plot of land, split into 2 smaller villas with full functions and separate transport systems, so that it can be used flexibly in many ways: for partial or full rental, or combined living and renting, or use it as a whole vacation house.

The house is designed with 7 bedrooms, 2 living rooms and kitchens, 2 saltwater swimming pools with separate gardens, and a deck for sightseeing the Hàn River.

Incorporate local values into the design.

The owner is a big fan of European-style luxurious modern architecture. However, the design team tried to orient the project to an architectural style with more regional characteristics. That has created a challenge in finding the combination and interference to balance the functional and cultural factors of the building and is the highlight among many vacation houses built in Da Nang.

The central region of Vietnam is famous for its tradition of skilled craftsmen, especially in the carpentry industry.

Da Nang has famous construction materials factories: cement bricks, handmade ceramic bricks, and diverse natural stones used in construction and handicraft production.

Adapting to the local climate

Da Nang has 2 distinct seasons: wet and dry season. The hot climate in the summer, the influence of the hot and dry westerly wind, and frequent storms in the last months of the year are problems that every project must pay attention to. The building has a west-facing facade and thanks to the setback, it has 4 open sides, which is both an advantage to solving ventilation and a challenge in arranging open spaces for the inner living spaces.

DESIGN SOLUTION

A cubic solution that balances the openings and closings to create a 2 – 1 building

The building is divided into 2 units, corresponding to 2 small villas, the setbacks around the building and the gap between the two units are designed so that each villa has its own garden while still ensuring privacy.

Courtyard, veranda, buffer spaces

To solve the problem of heat radiation, the hot and dry westerly wind, and limit rain in the wet season, the design creates many buffer spaces along with large openings, bringing in the moisture of the water surface, green patches, and the shade of eaves and louvers. Exterior openings are reduced and focused on inward openings to create climate and landscape oases, providing a relaxed atmosphere.

Using local materials and traditional architectural details

In terms of shape and functional layout, the project is oriented towards a modern image and focuses on comfort. When entering the detailed design stage, the design team wanted to find a more indigenous breath by studying materials and interior details.

Traditional materials such as natural stone, wood, terrazzo, cement tile, and handmade ceramic tile are selected from local sources and used in a new way, streamlined, and minimalistic form; In it, the random details make the highlight of the space.

The project is a study of the ability to combine contemporary architecture and nostalgic features of traditional materials and details; so that each space can keep in it the stories of the past, the culture, and the land where the work was built.